
Giáo sư-Tiến sĩ khoa học (GS-TSKH) Nguyễn Ngọc Thành được được phong hàm giáo sư ở cả Ba Lan và Việt Nam. Hiện GS-TSKH Nguyễn Ngọc Thành đang là Chủ nhiệm Bộ môn Hệ thống thông tin, khoa Công nghệ thông tin và Quản trị, Trường Đại học Bách khoa Wrocław. Ngoài ra ông còn tham gia giảng dạy ở một số trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Ông được biết đến là một nhà khoa học hàng đầu trên thế giới về ngành Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) nói chung và ngành Trí tuệ nhóm (Collective Intellgence) nói riêng. Ông có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học chất lượng, có tính ứng dụng cao, là tổng biên tập của nhiều tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín, là chủ tịch của nhiều hiệp hội, tổ chức cũng như các hội nghị khoa học về công nghệ thông tin - trí tuệ nhân tạo trên thế giới.
Năm 2019, ông đã được Bộ Khoa học và Đại học Ba Lan đã bổ nhiệm là 1 trong 141 thành viên Hội đồng thẩm định chất lượng khoa học nhiệm kỳ đầu tiên của nước Cộng hòa Ba Lan.
Trang thông tin cá nhân của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Thành: http://www.staff-ksi.pwr.edu.pl/nguyen/
- B.A., German education, Seoul National University, Korea, 1975
- M.A., German, Arizona State University, USA, 1984
- M.S., Computer Science, Indiana University, USA, 1987
- Ph.D., Computer Science, Indiana University, USA, 1991
- Senior Researcher, Center for Artificial Intelligence, KAIST, Korea, 1991-1992
- Professor, Daejeon University, Korea, 1992-2018
- WFK NIPA Advisor, KVFITC, Vietnam, 2019-
Trưởng Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
TS. Võ Đình Bảy tốt nghiệp tiến sỹ tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM năm 2011. Ông sau đó được phong hàm phó giáo sư năm 2015.
TS. Bảy có hơn 12 năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý với vai trò trưởng khoa, giám đốc trung tâm tin học ứng dụng, trưởng phòng QLKH-CNTT,...
Về nghiên cứu, TS. Bảy là chủ nhiệm 02 đề tài Nafosted, 01 đề tài sở KHCN Tp.HCM đã hoàn thành, hiện đang là chủ nhiệm một đề tài Nafosted, thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký của 03 đề tài Nafosted khác. TS. Bảy cũng đã xuất bản hơn 70 công trình trên các tạp chí ISI và Scopus (Hơn 40 công trình thuộc các tạp chí Q1).
Các hướng nghiên cứu chính:
1. Khai thác dữ liệu.
2. Các thuật toán meta-heuristics.